Điện thoại 0123456789

Tất cả

  • Tất cả
  • Camera
  • Máy ảnh
  • Máy MP3
  • Máy tính bảng
  • Máy vi tính
  • Phụ kiện
  • Đồng Hồ
0 0

Cuộc chiến nảy lửa giữa Ultrabook nói chung và MacBook Air đã xảy ra

Cuộc chiến nảy lửa giữa Ultrabook nói chung và MacBook Air đã xảy ra

Quan điểm khá thú vị về thị trường laptop hiện nay, nhất là khi thế giới đang được chứng kiến ngày càng nhiều những thế hệ công nghệ mới đột phá, tiên tiến.

*Theo lời Mark Coppock - DigitalTrends

Mùa hè năm 2010, tôi đang tự tìm kiếm cho mình một chiếc notebook Windows. Trước đó tôi cũng luôn là một tín đồ trung thành với nền tảng Windows, trải nghiệm từ khi còn Windows 1.0 và 3.0. Tuy nhiên, sau khi cảm thấy một chút thất vọng với bản Windows Vista 2008, tôi đã quay sang gắn bó với MacBook Pro trong một thời gian. Và cuối cùng, những nỗ lực sửa đổi, phát triển vượt bậc của Microsoft kể từ khi cải tiến lên Windows 7 đến nay cùng một vài lỗi khó chịu đối với OS X đã thuyết phục tôi trở lại.

Dù vậy, cũng phải nói rằng trải nghiệm của tôi đối với MacBook Pro khá phức tạp. Tôi vốn không nhiều tình cảm cho lắm với nền tảng ứng dụng phần mềm của Apple, nhưng lại thực sự bị ấn tượng bởi chất lượng thiết kế cũng như hiệu năng mượt mà mà công ty công nghệ xứ Cupertino dành cho nó. Và trên hết, phần lớn những máy tính xách tay chạy Windows không có được những ưu điểm sánh ngang bằng như vậy.

Có thể dễ nhận thấy rằng chúng hầu như đều có kiểu dáng hơi cồng kềnh, chất liệu nhựa không chắc chắn và trọng lượng cũng là cả một vấn đề. Mỗi lần thao tác đóng mở thường có tiếng động khó chịu, bàn phím có nhiều nhược điểm và dễ bị kẹt khi ấn quá mạnh, và bản lề quay dễ bị dính các lỗi thiết kế. Ngoài ra, kể cả khi có kích thước lớn hơn, các hạn chế về tuổi thọ pin cũng khiến người dùng cảm thấy không tin cậy.

Nói tóm lại, vào thời điểm ấy tôi thực sự cảm thấy thất vọng.

Sau một thời gian cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng tôi cũng quyết định đặt niềm tin ở chiếc HP Envy 14 Beats Edition. Nó sở hữu một bộ khung lai kim loại ở mặt dưới, phần diện tích bề mặt tiếp xúc với tay bên trong được chăm chút khá tinh tế, và chất lượng bàn phím cũng khá linh hoạt và dễ thao tác. Thế nhưng, khi đặt cạnh chiếc MacBook Pro, nó vẫn phần nào bị lép vế ở mặt trackpad và thời lượng pin.

Và thật bất ngờ, dần dần những sản phẩm laptop Windows đã được hoàn thiện, cải tiến lên rất nhiều mà tôi không hề hay biết và cập nhật theo sát diễn biến của chúng.


Dòng Ultrabook của Intel là điểm sáng của thế hệ máy tính cảm ứng đa năng

Năm 2011, Intel khởi động chiến dịch dự án Ultrabook tại Computex. Mục đích của chương trình này là tạo ra một thế hệ máy tính xách tay mỏng hơn, nhỏ gọn đột phá nhưng vẫn sở hữu thời lượng pin đáng kể. Đây là câu trả lời của Intel cho những thiết bị smartphone và tablet phổ biến được hỗ trợ bởi ARM đang nhăm nhe cướp thị phần người dùng trên thị trường chung. Đồng thời, Intel cũng nhờ đến những nhà sản xuất linh kiện gốc (OEM) cho ra mắt những mặt hàng chất lượng mà vẫn gọn nhẹ hơn nữa chạy trên nền tảng Windows.

Tiếp xúc với Josh Newman, quản lý bộ phận phát triển sản phẩm của Intel, đặc biệt là những thiết bị di động, ông ấy đã khẳng định dòng Ultrabook của công ty thực chất không chỉ có riêng một nhiệm vụ đơn thuần là thúc đẩy các OEM hợp tác trong tương lai, mà còn tạo ra một bước ngoặt cách mạng với các thiết bị Windows cực mỏng, cực nhẹ mà lại mang đầy đủ ưu điểm của một sản phẩm di động đa năng 2-trong-1.

“Qua từng quyết định ngay từ những bước khởi hành đầu tiên, chúng tôi từ lâu đã nhắm đến những thiết bị lai 2-trong-1 như chúng ta thấy đang rất phổ biến hiện nay. Khi ấy, công ty đã đặt mục tiêu rằng dòng máy tính xách tay tương lai của hãng phải thỏa mãn đủ được các nhu cầu và ưu điểm của cả tablet và máy tính xách tay thông thường,” Newman chia sẻ.

Intel đúng là đã rắp tâm thâu tóm cả về khía cạnh phát triển công nghệ mà thị phần người dùng. Cụ thể, họ cho ra mắt dòng chip Ivy Bridge tiết kiệm năng lượng, đi kèm với những dự án sáng chế bo mạch chủ tích hợp, hỗ trợ cho những linh kiện cải tiến lắp đặt bên trong để giảm thiểu kích thước chung, từ đó tăng cường lắp đặt các biện pháp tản nhiệt cho máy. Ngoài ra, công nghệ cảm ứng cũng luôn được Intel để tâm đến và không ngừng hoàn thiện.

Hầu hết mọi OEM gắn bó với nền tảng Windows đều ủng hộ những bước tiến của Intel trong việc hiện thực hóa tiềm năng của Ultrabook, cạnh tranh trực tiếp với MacBook Air. Chiếc Asus Zenbook UX31 cùng màn giới thiệu về cấu hình chi tiết là cái tên đầu tiên được trình làng tại một sự kiện ở Computex.

Sau này, ngày càng nhiều OEM tham gia vào cuộc chơi. Dell cho ra mắt chiếc XPS 13 thuộc thế hệ đầu tiên của mình mà cho đến nay vẫn được mệnh danh là xứng đáng đứng trong hàng ngũ những chiếc laptop Windows 10 tốt nhất trên thị trường. HP Folio 13 cũng tương tự, dần tiến tới cải thiện cấu hình mạnh mẽ hơn nữa ở hai dòng Envy và Spectre. Về phần Acer, Aspire S3 là mở đầu cho một kỷ nguyên xuất sắc của series Acer Swift. Lenovo thậm chí còn học tập và bước xa hơn nữa với thế hệ sản phẩm Yoga đa dạng và phong phú, với cái tên không thể bỏ qua như Lenovo Yoga 910.

Qua đó, không khó để có thể nhận thấy những mẫu Ultrabook càng ngày càng thể hiện được vị thế của mình trong long khách hàng với những ưu điểm gọn nhẹ tinh tế. Kim loại được lựa chọn thay vì chất liệu nhựa ọp ẹp không chắc chắn, bàn phím và trackpad cũng không còn gây khó chịu như trước, và đặc biệt là thời lượng pin được cải tiến không kém những phân khúc cao cấp khác. Nhìn chung, dự án và kế hoạch mới của Intel đã thu được thành công và thắng lợi vang dội, thay thế hoàn toàn những nhận thức chung trước đó về dòng laptop/notebook của Microsoft.


Microsoft Surface – Gương mặt sáng giá, điểm nhấn cốt lõi

Vào thời điểm tháng 6 năm 2012, Microsoft khi ấy đang trong quá trình chuẩn bị cho màn giới thiệu Windows 8 vào cuối năm, đồng thời thể hiện những động thái thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho phân khúc smartphone và tablet do chính mình thiết kế. Và điều họ làm trong thời gian ngắn sau đó quả thực là một lời tuyên bố bất ngờ đối với cộng đồng công nghệ: Ra mắt hệ sinh thái Windows mang phong cách và cấu hình phần cứng của riêng mình.

Surface là một bước tiến táo bạo nhưng cũng vô cùng cần thiết trong kế hoạch của Intel. Windows 8 cũng mang những đặc trưng đột phá không giống như những phiên bản Windows trước, đáp lại những mong mỏi của số lượng người dùng smartphone và tablet đang ngày một tăng lên. Surface nổi tiếng về sự nhỏ gọn, làm bằng chất liệu ma-giê cứng cáp, thiết kế mới lạ, hấp dẫn và đi kèm với một thanh chống ở mặt lưng giúp người dùng trải nghiệm như thể một chiếc laptop đơn thuần vậy. Chính nhờ những ưu điểm vượt trội đó mà không phải tự nhiên Surface xứng đáng là một chiếc Ultrabook 2-trong-1 chính hiệu mang đầy đủ chức năng của cả tablet và laptop.

Microsoft sau khi nhận được nhiều câu hỏi liên quan đã trả lời một cách khái quát rằng: “Đó thực ra từ lâu đã trở thành phương châm làm việc của chúng tôi – luôn hết mình tạo ra những thiết bị tốt nhất để hỗ trợ con người trong cuộc sống. Ngay từ những giây phút đầu tiên, chúng tôi đã xác định mình cần phải làm những gì để đạt được thành quả như vậy, cho ra đời một sản phẩm thay thế laptop thông thường mà vẫn đảm bảo sự cách tân và chất lượng như mong muốn. Và bằng chứng là những dòng Surface vừa qua đã chứng tỏ rất tốt trong việc tỏ ra tương thích mạnh mẽ tối ưu với nhiều loại hình công việc và tạo tiền đề mở ra nhiều khả năng, yếu tố sáng tạo đa dạng.”

Dần dần, Surface trở thành một thứ mà chính Microsoft cũng phải ngạc nhiên, có được một vị thế ngày càng mở rộng. Và thực tế đã không khiến Microsoft phải mất lòng khi các OEM đều hưởng ứng tích cực. Đi đầu là dòng Surface, sau đó là hàng loạt những thiết bị cùng phân khúc và chức năng đa dạng khác được ra đời, cũng hấp dẫn, đẹp mắt và tiện dụng không kém.

Cụ thể, thị trường laptop 2-trong-1 vào thời điểm này có thể được chia ra làm 2 phần chính. Trước tiên phải kể đến loại thiết bị có khả năng bẻ màn hình 360 độ quanh bản lề, tạo nên dáng vẻ độc đáo, đột phá. Những cái tên nổi bật cần được nhắc đến là Lenovo Yoga 910, Yoga Book và HP Spectre x360.

Phần còn lại, như các bạn đã biết, là những thiết bị có khả năng tháo rời, như Surface Pro của Microsoft là một biểu tượng đặc trưng dễ thấy nhất hiện nay. Thực chất chúng vốn ở dạng tablet, nhưng chỉ cần kết nối với một bàn phím ngoại vi là đã có thể biến thành một chiếc laptop thực thụ. Surface Pro 4 còn hỗ trợ bút kỹ thuật số cho những tác vụ thiết kế, sáng tạo đa dạng.

Trong nhiều trường hợp, các OEM còn "học tập" những mẫu thiết kế đột phá của Microsoft còn nhiều hơn cả MacBook Air. Chỉ cần nhìn vào series Miix của Lenovo từ các đó 3m là bạn đã có thể tưởng như đó là một sản phẩm chắp tay bởi Microsoft. Tất nhiên Microsoft chẳng để tâm làm gì, thậm chí còn vui vẻ vì thấy những nhà sản xuất khác đi theo con đường mà mình đang dẫn đầu, kể cả khi đó là... ăn cắp thiết kế.

 Lenovo Miix hay Microsoft Surface Pro?

Lenovo Miix hay Microsoft Surface Pro?

Theo quan điểm cá nhân, Surface Pro đã làm khá tốt nhiệm vụ của mình. Năm 2012, tôi đang tìm kiếm nâng cấp lên một thiết bị mới để thay thế chiếc HP Envy 14 vì vài lỗi khó chịu với hiệu năng và bàn phím.Khi ấy MacBook Air của Apple là một ví dụ tiêu biểu nhất có thể thỏa mãn nhu cầu khó tính của tôi về những lỗi nhỏ nhặt trên. Tuy nhiên Surface Pro 3 đã khiến tôi phải nghĩ lại hoàn toàn. Độ phân giải sắc nét cùng thiết kế cứng cáp, nổi bật đã chứng minh nó là tương lai mới cho dòng laptop 2-trong-1. Vào chính thời điểm ấy, tôi đã quyết định sẽ gắn bó với từng bước đi Microsoft từ nay về sau.


Thị trường PC dần rơi vào thế ảm đạm, mỗi quý doanh thu là tụt xuống theo đầu đơn vị bán ra. Smartphone và tablet nay đã chiếm vị trí đáng kể trong con mắt của mọi người, mọi tầng lớp, khiến cho PC, dù không tàn lụi hẳn, nhưng cũng khó mà có hy vọng cạnh tranh và vươn lên mạnh mẽ như thời hoàng kim trong quá khứ.

Chẳng ai dám tuyên bố hay khẳng định chắc chắn 100% rằng nguyên nhân cho tình trạng đó của PC là do sự xuất hiện của Ultrabook và Surface, nhưng một phần nào đó chúng ta cũng thường có suy nghĩ ấy trong đầu. Dù sao thì đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển. Ultrabook và Surface thực sự đã đặt ra một tiêu chuẩn mới để mọi người nhìn theo và áp dụng trong cuộc sống.

Giá thành của một thiết bị mơ ước không quá đắt đỏ và bất khả thi so với trước đây. Và nếu có ngân quỹ rộng rãi và thoải mái, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một cỗ máy mạnh mẽ, nhỏ gọn, đầy đủ những tính năng vượt trội nhất mà vẫn đủ năng lượng hoạt động cho cả ngày chỉ trong một lần sạc. Các OEM cũng xứng đáng được xướng tên vì góp sức vào thành công của phân khúc thiết bị này, nhưng Intel và Microsoft mới là những tên tuổi sáng giá nhất trên hết.


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận